Lễ nhập trạch nhà chung cư, thủ tục đầy đủ, chi tiết nhất 2023
Lễ nhập trạch nhà chung cư là nghi thức không thể thiếu khi chuẩn bị dọn vào nhà mới. Việc này có ý nghĩa là đăng ký hộ khẩu với thần linh hay thổ địa đang cai quản ngôi nhà đó. Hãy cùng Mandala tìm hiểu tất cả những gì cần chuẩn bị về lễ nhập trạch nhà chung cư trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mâm cúng lễ nhập trạch nhà chung cư
Để lễ nhập trạch nhà chung cư diễn ra suôn sẻ, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng tất cả các bước. Một trong những lưu ý hàng đầu chính là chuẩn bị mâm cúng nhập trạch. Thực tế, mâm cúng này cũng không quá phức tạp mà sẽ linh động tùy theo điều kiện của gia chủ. Có gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng hoa quả, nhưng cũng có những gia đình chuẩn bị mâm cúng chay hoặc mặn.
1.1 Mâm cơm cúng nhập trạch
Dưới đây là những món cơ bản khi làm một mâm cúng mặn:
- Bộ tam sên gồm 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc.
- Xôi và gà luộc.
- 3 ly trà, 3 ly rượu, 3 điếu thuốc lá.
Lưu ý là mâm cúng mặn sẽ có sự thay đổi linh động tùy theo nghi lễ của từng vùng miền.
Với mâm cúng chay, thường sẽ có 4 món trở lên, tuỳ vào từng gia đình. Nhưng cơ bản sẽ gồm một số món như canh nấm, xôi chè, rau củ xào và nem chay.
1.2 Mâm cúng hoa quả cho lễ nhập trạch nhà chung cư
Bạn chỉ cần chuẩn bị đủ 5 loại hoa quả gồm những quả to, căng bóng với màu sắc bắt mắt, đặc biệt là không bị thối nát. Sau khi mua về, bạn rửa thật sạch và xếp lên mâm là được. Thực tế, bạn không cần có những yêu cầu quá cao khi chọn hoa quả. Điều quan trọng nhất là lựa chọn thành tâm và xếp các loại quả thật hài hoà.
Bên cạnh đó, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng hương hoa gồm:
- Trầu cau têm sẵn.
- Vàng mã cúng nhập trạch chung cư.
- Ba hũ nhỏ đựng muối, gạo và nước.
- Hoa tươi: bạn có thể chọn hoa cúc hoặc hoa hồng, tránh các loại hoa dại.
- 1 bó hương và 1 cặp nến.
Ngoài ra, gia chủ cũng cần chuẩn bị thêm một số đồ lễ khác gồm:
- Bếp gas mini hoặc than để đặt ở chính giữa cửa ngay khi mọi người bước vào nhà.
- Bếp, nên ưu tiên bếp có ánh lửa như bếp gas, bếp từ, bếp than…
- Chiếu hoặc nệm gia chủ đang sử dụng.
- Các thành viên trong gia đình cần cầm theo 1 vài vật phẩm như gạo, muối, vàng,…chứ không được đi tay không tới.
Xem thêm: Ngũ hành tương sinh, tương khắc, điều bạn cần biết
2. Văn khấn lễ nhập trạch nhà chung cư
Văn khấn nhập trạch thường gồm 2 phần chính là văn khấn thần linh và văn khấn gia tiên. Thứ tự đọc sẽ là đọc văn khấn thần linh trước, đọc văn khấn gia tiên sau. Khi đọc, gia chủ cần đọc to, rõ ràng và đọc một cách chân thành. Bởi đây đều là những mong muốn của gia đình bạn với thần linh khi chuyển đến nơi ở mới.
3. Các bước của lễ cúng nhập trạch nhà chung cư
Thông thường, lễ cúng nhập trạch sẽ gồm những bước dưới đây:
- Bước 1: Gia chủ đốt lò than và đặt ngay chính giữa cửa chính của nhà.
- Bước 2: Gia chủ bày mâm cỗ cúng và chuẩn bị đầy đủ các vật phẩm để sẵn sàng làm lễ.
- Bước 3: Khi bước vào nhà, chủ nhà cần bước qua lò than đầu tiên, trên tay cầm bát hương và bài vị của gia tiên. Thứ tự bước chân qua lò than cần bước chân trái trước, chân phải sau. Chủ nhà là những thành viên nam trụ cột trong gia đình.
- Bước 4: Tiếp sau chủ nhà là các thành viên còn lại trong gia đình bước qua lò than. Trên tay mỗi người cần cầm các vật phẩm đã chuẩn bị sẵn, tuyệt đối không được đi tay không.
- Bước 5: Sau khi mọi người đã vào hết trong nhà mới, gia chủ nên mở hết công tắc bóng điện và mở hết cánh cửa trong nhà, để khai thông khí, đánh thức ngôi nhà.
- Bước 6: Các thành viên trong gia đình sắp xếp, bài trí mâm cúng đặt ở giữa nhà, sắp xếp lại bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ông địa cho ngay ngắn.
- Bước 7: Chủ nhà thắp nhang và đọc văn khấn. Những thành viên còn lại đứng chắp tay, nghiêm trang và thật thành tâm trước mâm cúng lễ nhập trạch chung cư.
- Bước 8: Sau khi đọc văn khấn xong, trong lúc chờ hương tàn, gia chủ tiến hành nấu nước, pha trà, nên để nước sôi từ 5 – 7 phút. Ý nghĩa của hành động này là khai hoả, tạo nguồn sức sống mới cho căn nhà.
- Bước 9: Sau khi hương tàn thì tiến hành hoá vàng. Vàng mã cháy hết thì lấy rượu rưới lên tro.
- Bước 10: Dâng lên bàn thờ 3 hũ đựng gạo, muối, nước đã chuẩn bị trước đó.
- Bước 11: Hoàn tất nghi lễ nhập trạch nhà mới.
4. Những lưu ý quan trọng khi tiến hành lễ nhập trạch nhà chung cư
Để tránh những điều xui xẻo xảy ra trong quá trình sinh sống trong nhà mới, gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây khi làm lễ nhập trạch.
4.1 Chọn ngày đẹp để nhập trạch nhà chung cư
Khi chọn ngày dọn vào nhà mới, gia chủ nên chọn những ngày thuộc về hành Thuỷ và hành Kim. Bởi những ngày hành Thuỷ, hành Kim là những ngày tốt, giúp quản tài lộc. Ngày hành Kim còn là ngày mang tài lộc tới cho gia đình. Cần tránh những ngày Hoả khi chọn ngày nhập trạch.
Tránh nhập trạch vào tháng 7 âm lịch lẫn dương lịch vì đây là tháng liên quan trực tiếp tới người âm, tháng 7 âm lịch còn là tháng cô hồn. Gia chủ cũng hãy tránh những ngày xấu như ngày Thọ Tử, Dương Công Kỵ, Tam Nương.
- Ngày Thọ Tử là những ngày: mùng 5, 14, 23 âm lịch hàng tháng.
- Ngày Dương Công Kỵ là những ngày: 13 tháng giêng, 11 tháng 2, mùng 9 tháng 3, mùng 7 tháng 4, mùng 5 tháng 5, mùng 3 tháng 6, 27 tháng 8, 25 tháng 9,…
- Ngày Tam Nương là những ngày: 3, 7, 13, 18, 22, 27 âm lịch hàng tháng.
4.2 Một số lưu ý khác khi làm lễ nhập trạch chung cư
- Treo chuông gió trước nhà để tránh tà ma và bệnh tật.
- Xông nhà mới để đuổi những âm phí trước đây còn vương vấn trong nhà.
- Nếu chưa chuyển vào chung cư ở ngay thì gia chủ cũng cần ngủ lại một đêm sau lễ nhập trạch.
- Có nên chuyển đồ trước khi nhập trạch không? Câu trả lời là không. Bạn cần làm lễ nhập trạch trước sau đó mới dọn đồ vào ở.
Xem thêm: Kích thước cửa sổ theo phong thuỷ, cửa sổ 1 cánh, 2 cánh, 3 cánh, 4 cánh
Trên đây là tất cả những gì bạn cần chuẩn bị và những lưu ý khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho bạn, để bạn có ngày nhập trạch suôn sẻ và cuộc sống thuận lợi. Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thiết kế, thi công nội thất chung cư, bố trí nội thất hợp phong thủy, bạn hãy liên hệ với Mandala ngay nhé!