Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2023 – Phong thủy ngày tết sinh lộc cả năm
Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2023?
Hôm nay là ngày 21/11/2024 (theo lịch dương) , chỉ còn khoảng
ngày nữa là đến Tết Nguyên Đán 2023. Cụ thể, ngày 30 Tết Quý Mão sẽ là ngày 21/1/2023 Dương lịch (Thứ 7) và ngày mùng 1 Tết Quý Mão sẽ là vào ngày 22/1/2023 Dương lịch (Chủ nhật).
Tết 2023 được nghỉ mấy ngày?
Tết Dương lịch 2023 được nghỉ mấy ngày?
Theo điều 115 của Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong ngày nghỉ Tết Dương lịch hằng năm, tức là vào ngày 01 tháng 01 Dương lịch.
Tuy nhiên, ngày 1/1/2023 rơi vào ngày Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ Tết Dương lịch tổng cộng 2 ngày: Chủ nhật (1/1/2023) và Thứ hai (2/1/2023).
Tết Nguyên đán 2023 được nghỉ mấy ngày?
Bộ LĐTB&XH đưa ra hai phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2023.
- Phương án 1 nghỉ Tết 7 ngày, gồm 2 ngày nghỉ trước Tết và 5 ngày nghỉ sau Tết (từ thứ Sáu ngày 20/1/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão)).
- Phương án 2 nghỉ 1 ngày trước Tết và 8 ngày sau Tết (từ thứ Bảy ngày 21/1/2023 đến hết Chủ nhật ngày 29/1/2023 (tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).
Người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần có thể nghỉ theo 2 phương án
- Nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 (tức ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ tư ngày 25/01/2023 (ngày mùng 4 tháng giêng năm Quý Mão).
- Người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 (tức ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (tức ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão).
Người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần
- Người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 (tức ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão).
- Người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 (tức ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết chủ nhật ngày 29/01/2023 (tức ngày mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão).
Người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần | Người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần | |
Phương án 1 | Nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 (tức ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ tư ngày 25/01/2023 (ngày mùng 4 tháng giêng năm Quý Mão). | Người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 (tức ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão). |
Phương án 2 | Người lao động nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 (tức ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (tức ngày mùng 5 tháng giêng năm Quý Mão). | Người lao động có thể nghỉ Tết Âm lịch 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 (tức ngày 30 tháng chạp năm Nhâm Dần) đến hết chủ nhật ngày 29/01/2023 (tức ngày mùng 8 tháng giêng năm Quý Mão). |
Dưới đây là những lưu ý phong thuỷ quan trọng trong dịp tết nguyên đán 2023, để gia đình bạn xua đuổi vận xui, đón tài lộc vào nhà trong năm mới.
Trang trí phòng khách trong Tết Nguyên Đán 2023
Trong văn hoá Á Đông, phòng khách là nơi cần được trang hoàng đẹp nhất trong Tết Nguyên Đán. Bởi phòng khách là nơi quây quần của cả gia đình. Là nơi tiếp đón bạn bè, đồng nghiệp, khách quý. Hơn nữa, diện mạo của ngôi nhà được thể hiện phần lớn ở phòng khách.
Theo phong thuỷ, phòng khách là nơi hội tụ vượng khí của cả gia đình. Phòng khách sạch sẽ, sang trọng thì vượng khí cũng theo đó mà sung túc, phồn thịnh.
Gia chủ cần lưu ý một số điều sau đây khi trang trí phòng khách trong dịp Tết để giữ vượng khí ở lại với nhà mình.
Thứ nhất, không quay lưng ghế ra cửa chính. Làm như thế được ngầm hiểu là đang xua đuổi khách. Cần đặt ghế hướng cửa ra vào để thể hiện sự nồng nhiệt đón tiếp khách.
Thứ hai, cần làm mềm mại những cạnh nhọn, góc nhọn trong phòng khách như cạnh bàn, ghế, kệ, tủ. Bạn có thể dùng tấm trải bàn, lót đệm lên ghế hoặc lấy chậu cây che các cạnh kệ tủ. Lưu ý là nên chọn những vật trang trí có màu sắc tươi tắn, cũng không được kê quá gần nhau để giúp vượng khí dễ dàng lan tỏa.
Trang trí bàn thờ hợp phong thuỷ trong Tết Nguyên Đán
Bàn thờ là nơi cực kỳ linh thiêng nên càng cần chú trọng đến yếu tố phong thuỷ. Trên bàn thờ cần có ảnh gia tiên, lư đồng, nhang đèn. Trong những ngày Tết Nguyên Đán 2023, cần đặc biệt có mâm ngũ quả, hoa vạn thọ, bánh chưng – bánh tét, cành mai – đào, cỗ cúng…
Để phù hợp với phong thuỷ, vải trải trên bàn thờ nên dùng màu đỏ. Tuyệt đối không được dùng màu đen hay màu trắng. Vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, còn màu đen và trắng tượng trưng cho sự tang thương, mất mát.
Hơn nữa, bạn cần giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ. Lư đồng phải được chùi bóng. Bàn thờ luôn sạch bụi. Hoa quả luôn phải tươi mới, không được héo.
Bố trí cây cảnh hợp phong thuỷ trong dịp Tết Nguyên Đán 2023
Việc trang trí cây cảnh cho ngày Tết không chỉ đơn thuần làm đẹp cho nhà cửa mà còn mang ý nghĩa phong thuỷ. Giúp đem lại không khí tươi mới, tràn đầy sức sống cho ngôi nhà. Bởi thế, chọn cây trang trí ngày Tết cần chọn loại có màu sắc đẹp và tên gọi đem lại ý nghĩa tích cực. Ví dụ như Mai, Đào, Quất, hoa Vạn Thọ, cúc mâm xôi, cúc Đồng Tiền, hoa Hướng Dương, cây lúa nước,…
Với hoa trang trí trong Tết Nguyên Đán, bạn nên chọn những loại có màu sắc sặc sỡ, có tính dương như đỏ, vàng, cam hoặc hồng. Tuyệt đối không chọn hoa màu trắng trong dịp này vì màu trắng đại diện cho tính âm. Với những bình hoa lớn ở giữa nhà, bạn có thể cắm theo nguyên lý Tam tài của phong thuỷ, tức là cắm theo 3 tầng, xen kẽ hoa lớn và hoa nhỏ.
Những vị trí trong nhà nên chưng cây để thu hút tài lộc là bàn thờ, bàn ông địa, phòng khách, phòng bếp, ngoài sân và hai bên cửa chính. Nếu nhà bạn lớn, bạn có thể chưng một bình hoa đào hoặc chậu mai to ở trung tâm phòng khách nhằm tạo điểm nhấn và lan tỏa vượng khí cho cả căn nhà.
Trang trí nhà bếp hợp phong thuỷ trong ngày Tết
Nếu như phòng khách là nơi có nhiều vượng khí nhất trong nhà thì phòng bếp lại là nơi giữ hơi ấm, giữ lửa cho cả gia đình. Do đó, bạn cũng cần trang trí phòng bếp thật tươm tất.
Đầu tiên, bạn cần lau dọn sạch sẽ tất cả vật dụng, ngóc ngách trong nhà bếp.
Thứ hai, bạn có thể dùng khăn trải bàn và chén đũa mới trong những ngày đầu năm mới để cả năm được sống sung túc.
Thứ ba, trang trí các màu sắc rực rỡ trên khăn trải bàn, mâm ngũ quả, bình hoa, bộ chén, tách…trong bếp để phòng bếp thêm tươi tắn, nhiều tính dương.
Trường hợp tường bếp nhà bạn không còn mới, không còn sạch sẽ thì bạn nên sơn lại hoặc dùng giấy dán tường để phòng bếp luôn sáng sủa nhất.
Bố trí phòng ngủ ngày Tết hợp phong thuỷ
Theo quan điểm phong thuỷ, phòng ngủ là nơi gia chủ nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng sau một ngày mệt mỏi. Bởi vậy, mọi tiểu tiết ở trong phòng ngủ cần được bố trí đảm bảo công năng sử dụng và sở thích của chủ nhân căn phòng. Ngày Tết, phòng ngủ cũng cần được trang trí để tạo cảm giác ấm cúng, sum vầy.
Về màu sắc, bạn nên chọn những gam màu ấm, nóng như đỏ, hồng, vàng, nâu, cam…Màu nâu và cam được nhiều người yêu thích nhất vì không quá sặc sỡ như những màu còn lại, và có nhiều sắc độ để giữ được tính trầm cần thiết giúp bạn ngủ ngon giấc.
Một bí quyết nhỏ để bạn không phải thay đổi nhiều trong phòng ngủ mà vẫn hợp phong thuỷ, đó là bạn có thể nhấn những màu gợi ý phía trên vào ga trải giường, mền, gối, đèn ngủ hoặc dùng tranh treo tường. Cách này giúp bạn dễ dàng thay đổi và ít tốn kém chi phí hơn.
Bắn pháo hoa ngày tết 2023 cực đẹp luôn mọi người
Gợi ý các câu chúc Tết hay
1. Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi. Mùa xuân đến con (cháu) xin chúc ông bà một năm mới nhiều may mắn, sẽ sống lâu thật lâu vui cùng con cháu ạ.
2. Con xin kính chúc ông bà một năm mới thật hạnh phúc, tuy không được ở cạnh với ông bà, nhưng con sẽ không bao giờ quên được công dưỡng dạy mà ông bà đã dành cho con.
3.Mùa xuân Tân Sửu đã sang
Kính chúc ông bà an khang vẹn toàn
Năm mới giảm bớt lo toan
Giữ gìn sức khỏe hân hoan tuổi già
4.Con vui khi thấy ông bà
Năm mới thêm tuổi như là trẻ ra
Chúc ông chúc bà thế là
Sống lâu sống thọ cả nhà đều vui
5. Xuân đến hy vọng: Ấm no mọi nhà; Kính chúc ông bà; Sống lâu trăm tuổi.
6. Lại một mùa xuân nữa đã về, tóc của ông lại thêm sợi bạc. Năm nay cháu đã trưởng thành rất nhiều rồi ông ạ, ông đừng suy nghĩ nhiều nữa, hãy chăm lo thật tốt cho sức khỏe và sống vui vẻ để tóc của ông sẽ không phai màu theo năm tháng ông nhé. Chúc ông năm mới gặp thật nhiều may mắn và hạnh phúc.
7. Năm cũ vừa qua, bước sang năm mới, hôm nay con tới kính chúc ông bà: Sống lâu sức khỏe, trẻ mãi không già, yêu thương thuận hòa, cửa nhà sung túc, hạnh phúc khang an.
8. Chúc ông bà có một bầu trời sức khỏe, một biển cả tình thương, một gia đình thịnh vượng.
Tết mua gì để bướu cho nội, ngoại, đối tác
- Rượu đông trùng mỹ tửu của Alphaco
- Chè tân cương thái nguyên
- Đông trùng hạ thảo
- Giỏ quà, hoa quả, bánh trưng, giò, gà, …
- Mứt tết
10 Ý tưởng kinh doanh “lãi khủng” dịp Tết 2023
Tết nên kinh doanh gì? Kinh doanh ngày tết 2023 mặt hàng nào để thu về lãi khủng?
Cuối năm, thị trường phát triển rầm rộ, nhu cầu về tất cả các phương diện của người tiêu dùng đều tăng cao nhưng điều “đau đầu” nhất đối với hầu hết các nhân viên văn phòng trong năm nay là lo ngại về việc thưởng Tết ngày càng sút giảm, còn giá cả các mặt hàng bán Tết cứ thế mà leo thang chóng mặt. Tận dụng sức tiêu dùng trong dịp Tết, rất nhiều anh chị trong giới văn phòng có ý định kinh doanh ngày tết thời vụ để kiếm thêm tiền tiêu Tết.
Thực phẩm ngày Tết
- Bánh kẹo, mứt, rượu, trà,…
- Giỏ quà biếu Tết
- Đặc sản vùng miền
Cây cảnh chơi Tết
- Bán hoặc cho thuê cây cảnh
- Bán hoa
- Tháp cây phát lộc
- Hoa giả, hoa handmade
- Cây đồng tiền
Đồ trang trí: câu đối, tranh ảnh, lồng đèn.
Kinh doanh hoa quả ngày Tết
- Hoa quả khắc chữ
- Cam sành
- Chuối
- Quất / bưởi
- Bán cây lộc, mía lộc
Kinh doanh đồ thờ lãi bạc triệu
- Miếng chống ám khói bàn thờ
- Hương trầm, cành vàng lá ngọc
- Nến thơm
- Bộ chén bàn thờ, mâm đựng hoa quả
Thực phẩm quê – Mặt hàng Tết bán chạy nhất
- Cá kho làng Vũ Đại
- Gà Đông Cảo
- Quà tết Bưởi Diễn
- Canh sành hút khách
- Rượu quê
Kinh doanh quần áo, phụ kiện Tết
Kinh doanh tiền lì xì ngoại, hàng xách tay
Kinh doanh diêm, muối, bật lửa vào đêm Giao thừa
Kinh doanh câu đối Tết, thư pháp
Dịch vụ mua hộ vé tàu xe, vé máy bay
Dịch vụ rửa xe ngày Tết
Kinh doanh cây cối ngày tết
Xem thêm: 10 loại cây phong thủy giúp gia chủ phất lên trong năm 2023
Cúng ông Táo ngày 23
Lễ vật cúng Táo quân
Lễ vật cúng Táo quân (hai ông, một bà) tùy mỗi gia đình chủ yếu là thành tâm nhưng thông thường cần chuẩn bị những lễ vật như sau:
Một bình bông, đĩa trái cây ngũ quả (thanh long, mãng cầu, trái dừa, đu đủ, xoài). Ba chén chè trôi nước, ba đĩa mứt, ba đĩa trà khô, nhang, đèn, rượu, kẹo, cốm, bánh. Giấy cúng gồm tiền, vàng, bộ đồ, con ngựa…
Ngoài ra cũng tùy mỗi gia đình có thể cúng mâm cơm thường dùng hằng ngày gồm: Cơm, canh, cá, rau, củ kiệu, đĩa thịt luộc hoặc gà luộc, mắm, đĩa bánh chưng hay bánh tét… để dâng cúng.
Bên cạnh đó tín ngưỡng dân gian còn dâng cúng cá chép sống – vật để Táo quân cưỡi về trời. Khi làm lễ cúng xong người dân phóng sinh cá chép.
Đặc biệt ngày 30 tết phải làm lễ rước ông Táo về ngự ở gia đình để cầu xin ngài phù hộ cho đất nước được thanh bình, nhân dân an lạc. Tất cả dân chúng đều cơm no áo ấm. Mọi người đều sống thoải mái qua đầu năm cho đến những cuối năm…
Cách cúng ông Táo ngày 23
Bạn thắp 3 nén hương (hoặc 5, 7, 9 nén tùy ý, nhưng nhìn chung là số lẻ), sau đó, bạn vái ba vái và khấn bài cúng. Sau khi hương tàn 2/3 thì bạn xin phép hạ lễ hoá vàng. Sở dĩ cần đợi hương tàn hết 2/3 là bởi có quan niệm cho rằng nếu hương còn thì hoá vàng mới giúp các ông Táo nhận được.
Bài cúng ông Công ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.
Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô A di đà Phật!
Bài khấn nôm ngày 23 tháng Chạp
Hôm nay là ngày… tháng… năm.
Tên tôi (hoặc con là)…, cùng toàn gia ở…
Kính lạy đức “Đông Trù tư mệnh Táo phủ Thần Quân:
(Có thể khấn thêm: Thổ địa Long Mạch Tôn Thần. Ngũ phương ngũ thổ Phúc Đức chính Thần)
Hàng năm gặp tiết hết năm, tháng vừa cuối Chạp. Gia đình sửa lễ bạc dâng lên. Cảm tạ phúc dày nhờ Thần phù hộ. Kính mong thần tâu bẩm giúp cho:
Bếp trong nếp sống rất hòa, ngoài mặt dám rằng cũng đẹp. Cảm thông xin tấu thực thà.
Cầu mong giúp đỡ lợi lạc. Người người lo ấm, cả nhà thêm tiếng tốt lẫy lừng. Việc việc thành công, một cửa ngút khí lành man mác. Muôn trông ơn đức vô cùng.
Cẩn cáo (vái 4 vái)
Nam mô A di đà Phật!
Nam mô A di đà Phật!
Bài cúng tất niên cuối năm
Lễ cúng Tất niên được tiến hành vào chiều 30 Tết. Tuy nhiên có những gia đình không có điều kiện có thể làm lễ cúng Tất niên từ trước đó. Sau đây là nội dung chi tiết bài cúng tất niên cuối năm để để kết thúc một năm, chuẩn bị đón chào năm mới Tân Sửu 2021.
Mâm cúng Tất niên cuối năm
- Trái cây
- Hoa
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Gạo, muối
- Trà, Rượu, Nước lọc
- Giấy tiền vàng mã
- Bánh kẹo
- Trầu cau
- Chè, Xôi, Cháo trắng
- Tam sên
- Gà ta
- Heo sữa quay
- Bánh bao
- Bánh chưng/bánh tét
- Chả lụa
- Bình hoa, Lư Nhang
Mâm cơm cúng tất niên mặn hoặc chay với đầy đủ các món ăn ngày Tết, được chế biến thơm ngon tinh khiết, bày biện đầy đặn, trang nghiêm.
Ý nghĩa của cúng tất niên
Tất niên còn gọi là lễ Tất niên hay tiệc Tất niên là một nghi thức nhằm đánh dấu kết thúc một năm và chuẩn bị bước sang năm mới. Đây là phong tục tập quán lâu đời và mang nét đẹp văn hóa của người Việt Nam.
Lễ tất niên được tiến hành vào chiều ngày 30 Tết. Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, văn nghệ, để tổng kết, nhìn lại một năm đã qua, cùng đón giao thừa và mừng năm mới. Họ tận hưởng bầu không khí ấm cúm và tràn ngập niềm vui bên cạnh các thành viên trong gia đình sau một năm tất bật học tập, làm việc và chạy đua với cuộc sống.
Bài cúng Tất niên ngày 30 Tết
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
– Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Kim niên Đương cai Thái Tuế chí đức tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương.
– Con kính lạy ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, Bản gia Táo quân, cùng tất cả các vị thần linh cai quản trong xứ này.
– Con kính lạy chư gia Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Tiên linh nội ngoại họ .(1)
Hôm nay là ngày 30 tháng Chạp năm .(2)
Tín chủ (chúng) con là:..
Ngụ tại:.
Trước án kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.
Hôm nay là ngày 30 tết chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh thịnh soạn, sửa lễ tất niên, dâng cúng Thiên địa Tôn thần, phụng hiến tổ tiên, truy niệm chư linh. Theo như thường lệ tuệ trừ cáo tế cúi xin chư vị tôn thần, liệt vị gia tiên, bản xứ tiền hậu chư vị hương linh giáng lâm án toạ, phủ thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật phù hộ cho toàn gia lớn bé trẻ già bình an thịnh vượng luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận.
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Nam Mô A-di-đà Phật (cúi lạy).
Hi vọng những chia sẻ về cách trang trí nhà cửa hợp phong thuỷ trong ngày Tết trên đây, giúp ích nhiều cho bạn khi chuẩn bị Tết Nguyên Đán. Nội thất Mandala chúc bạn và gia đình năm mới bình an, khoẻ mạnh và đón thật nhiều tài lộc vào nhà!