x

Phong cách nội thất indochine là phong cách thiết kế nội thất được rất nhiều gia chủ yêu thích. Bởi nó đem đến vẻ đẹp thẩm mỹ cực kỳ cao cho không gian sống. Có thể nói, đây là sự lựa chọn hàng đầu của những gia chủ thời thượng. Hãy cùng Mandala khám phá sâu hơn về phong cách thiết kế nội thất này ở bài viết dưới đây nhé!

1. Phong cách nội thất indochine là gì?

Phong cách Indochine, Phong cách nội thất indochine, Đặc trưng của phong cách Indochine
Sự kết hợp hài hoà giữa hiện đại và cổ điển

Phong cách nội thất indochine hay còn được biết đến với tên gọi là phong cách thiết kế Đông Dương. Sở dĩ có tên gọi như vậy là vì trong tiếng Pháp indochine được dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương. Cụ thể gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

Phong cách Indochine là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Tại Việt Nam, Phong cách thiết kế nội thất Indochine chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc do 1000 năm đô hộ. Ở Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng lớn của Ấn Độ. 

Điều ấn tượng nhất về phong cách thiết kế này chính là tính thẩm mỹ cao. Trong cùng không gian sống, bạn sẽ cảm nhận được nét mộc mạc, giản dị đến từ những trang bị tối giản nhất như giường, phản,…thay cho bàn ghế. Bạn cũng cảm nhận được vẻ đẹp của phong cách nội thất hiện đại châu Âu được biến hoá sao cho phù hợp với khí hậu, thời tiết của miền nhiệt đới. Có thể nói, hai phong cách này vừa tương phản vừa hỗ trợ cho nhau. Để cùng tạo nên nét đẹp cuốn hút, khác biệt cho không gian sống.

2. 5 đặc trưng của phong cách nội thất indochine

Dưới đây là 5 dấu hiệu rõ ràng nhất để bạn nhận biết phong cách thiết kế Indochine. 

2.1 Màu sắc chủ đạo trong phong cách Indochine

Phong cách Indochine, Phong cách nội thất indochine, Đặc trưng của phong cách Indochine
Màu sắc trung tính được sử dụng nhiều trong phong cách Indochine

Đó là các gam màu trung tính như vàng nhạt, vàng kem, trắng… điểm xuyết cùng các gam màu ấm nóng như màu vàng cam, màu đỏ và màu tím…Sự kết hợp này vừa đem lại cảm giác gần gũi, ấm cúng vừa thể hiện được sự tươi mới, năng động cho không gian.

Xem thêm: Thiết kế nội thất biệt thự 2023

2.2. Chất liệu trong phong cách nội thất Indochine

2.2.1. Gỗ

Phong cách Indochine, Phong cách nội thất indochine, Đặc trưng của phong cách Indochine
Gỗ và tre là chất liệu được dùng nhiều trong phong cách thiết kế nội thất Đông Dương

Gỗ là chất liệu nội thất được sử dụng rất nhiều trong phong cách thiết kế Đông Dương. Bởi chất liệu gỗ đem lại cảm giác sang trọng, đẳng cấp cho không gian. Hơn nữa, vì có độ bền chắc tốt nên gỗ còn được dùng ở nhiều công trình như cửa, trần nhà, lát sàn,…hoặc làm các chi tiết trang trí như tượng tròn, phù điêu,…

2.2.2. Tre

Một chất liệu nội thất quen thuộc khác của phong cách thiết kế Indochine chính là tre. Ưu điểm của tre là có khả năng chống mối mọt tốt, rất phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Sự xuất hiện của đồ trang trí làm từ tre giúp không gian thêm phần mềm mại, dân dã. 

2.2.3. Gạch

Trong phong cách nội thất Indochine, gạch bông và gạch nung được dùng để lát sàn, tạo nên vẻ đẹp tinh tế cho toàn bộ không gian sống. 

2.3. Hoa văn họa tiết sử dụng trong phong cách Đông Dương

2.3.1 Họa tiết Kỷ Hà

Là họa tiết mắc lưới lục giác giống vảy ở trên mai rùa và họa tiết mắc lưới hình thoi. Những họa tiết này có độ dài ngắn khác nhau với cạnh thẳng hơi cong nhẹ và không đều nhau. Họa tiết mắc lưới hình tam giác, có hình chữ nhân… cũng thường được sử dụng trong các đồ vật trang trí, đem lại vẻ đẹp vô cùng thu hút cho không gian.

2.3.2 Họa tiết chữ nhật

Đây là hoạ tiết cho thấy rõ nhất sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Indochine. Những họa tiết hình chữ nhật với các Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ có  đường nét liền hà, đan xen chồng lớp nằm gọn trong một ô hoặc nằm tự do tùy thiết kế. 

2.3.3 Họa tiết tĩnh vật

Phong cách Indochine, Phong cách nội thất indochine, Đặc trưng của phong cách Indochine
Điểm nhấn nổi bật trong không gian chính là bức tranh tĩnh vật

Gồm có trái châu và bát bửu. Trái châu là họa tiết trái châu và hai con rồng cách điệu nằm ở hai đầu góc mái, bạn hay thấy hoạ tiết này trên nóc chùa. Bộ bát bửu thường gồm quạt, gươm, quyển sách, đàn,…

2.3.4 Họa tiết hoa lá, dây lá và quả

Hoạ tiết này thường gồm: Tùng, Cúc, Trúc, Mai, Sen, vốn là biểu tượng Tứ Qúy của 4 mùa.

2.3.5 Họa tiết hình thú

Gồm những con vật mang lại vận may theo quan niệm của người Việt. Thông thường, những hoạ tiết này sẽ không đứng một mình mà sẽ kết hợp cùng các họa tiết kỷ hà, hình chữ và hồi văn. Được sử dụng nhiều nhất là họa tiết Tứ linh gồm: Long – Lân – Quy – Phụng. Ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá,…

2.4. Phù điêu, tượng tròn truyền thống của Việt Nam

Tượng Phật biểu thị cho sự bình an trong căn nhà

Cụ thể là:

  • Tượng phật: đây là biểu tượng tôn giáo, biểu tượng cho sự bình yên, tu tịnh.  
  • Con giống – con rối: là những biểu tượng dân gian từ xa xưa. 
  • Tứ linh: Long, Lân, Quy, Phụng.
  • Hoa sen: bắt nguồn từ thời lý, là biểu tượng của sự trong sạch. 
  • Hoa cúc: biểu tượng cho sự bình dị, thanh cao. 
  • Bồ đề: biểu trưng cho sự đại giác của đức phật.

2.5. Nội thất trong phong cách Indochine

Những trang thiết bị như sập gụ, phản hay bình phong là những vật phản ánh rõ nhất sự ảnh hưởng của văn hoá bản địa lên phong cách sống của người Pháp. Đó cũng là dấu hiệu nhận biết điển hình của phong cách thiết kế Đông Dương.

Tham khảo thêm: 10+ mẫu phòng ngủ Indochine – Đông Dương đẹp nhất 2023

Trải qua bao nhiêu thập kỷ, phong cách nội thất indochine vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia chủ khi thiết kế nội thất biệt thự. Bởi phong cách này sẽ đem lại vẻ đẹp bề thế, sang trọng nhưng không kém phần ấm cúng, giản dị cần thiết cho không gian sống. Hi vọng những chia sẻ trên đây của Mandala đã giúp bạn có thêm thông tin về phong cách thiết kế nội thất Đông Dương. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế, thi công nội thất, liên hệ ngay với Mandala để được tư vấn trực tiếp nhé!